Thực hiện Quyết định số 4870/QĐ-BCT ngày 29/12/2017 của Bộ Công Thương về việc giao nhiệm vụ và chỉ định đơn vị thực hiện Dự án ATTP thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, trong đó giao Sun Win Fun
tỉnh Ninh Bình tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP thuộc phạm vi quản lý ngành Công thương. Quang cảnh làm việc của đoàn kiểm tra. Ảnh Nguyễn Thị Thắm. Trong thời gian từ ngày 19/9 đến ngày 16/11 năm 2018, Đoàn kiểm tra của Sun Win Fun: Trang Chủ
đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP thuộc phạm vi quản lý ngành Công thương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đối với phòng Kinh tế/ Phòng Kinh tế &hạ tầng 8 huyện, thành phố kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm lĩnh vực Công thương thuộc trách nhiệm của UBND cấp huyện; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP và các điều kiện đảm bảo ATTP tại các cơ sở sản xuất và lấy mẫu kiểm tra tes nhanh một số các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại một số chợ. Theo Báo cáo kết quả của Đoàn kiểm tra: Trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, các Phòng Kinh tế thành phố/kinh tế hạ tầng các huyện (08 huyện, thành phố) đã chủ động, phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan tham mưu UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương, theo phân cấp tại Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của UBND tỉnh về ban hành quy định về quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Công tác tham mưu, phối hợp kiểm tra kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP trên địa các huyện, thành phố được triển khai đồng bộ, đặc biệt là trong các đợt cao điểm như tháng hành động vì ATTP và các dịp lễ, tết trong năm. Tuy nhiên trong quá trình triển khai nhiệm vụ các Phòng Kinh tế thành phố/phòng kinh tế hạ tầng các huyện vẫn còn các tồn tại, hạn chế như: Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp tại Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của UBND tỉnh về ban hành quy định về quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định trên địa bàn của một số huyện còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất; công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP; cam kết đảm bảo ATTP ở một số huyện chưa được triển khai thực hiện. Qua kiểm tra có 5/8 huyện chưa thực hiện cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (Thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư, huyện Yên Mô, Gia Viễn, Nho Quan), 3/8 huyện (Tam Điệp, Yên Khánh, Kim Sơn) đã thực hiện cấp nhưng số lượng cấp phép còn hạn chế, lý do: Các cơ sở chưa thực hiện xin cấp phép theo quy định hoặc không đáp ứng đủ điều kiện để đề nghị cấp giấy phép như (giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy tiếp nhận công bố hợp quy; chưa có văn bản tự công bố về chất lượng, dán tem rượu, nhãn hàng hóa sản phẩm rượu mà tổ chức, cá nhân dự kiến sản xuất), đa số cơ sở nấu rượu với số lượng ít; chi phí để thực hiện các thủ tục cấp phép cao, vượt quá khả năng của cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Một hồ sơ cấp phép bán lẻ rượu, sản xuất rượu thủ công thuộc các huyện (Nho quan, Yên Mô, Yên Khánh, Tam Điệp, Kim Sơn) còn một số tồn tại như: Chưa lưu đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định (có hồ sơ thiếu chữ ký, hồ sơ thiếu đơn, thiếu bản sao giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy tiếp nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm, chưa có biên bản thẩm định..); một số giấy phép chưa đúng theo mẫu số 05 của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP, ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu; nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở, nội dung cam kết về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường chưa đúng quy định... Đội ngũ làm công tác quản lý ATTP lĩnh vực Công thương tại cấp huyện còn quá mỏng, hiện các phòng kinh tế thành phố/kinh tế hạ tầng các huyện bố trí 2 đồng chí (01 đ/c Lãnh đạo, 01 đ/c chuyên viên) phụ trách, kiêm nghiệm công tác ATTP không chỉ lĩnh vực thuộc công thương quản lý, mà cả lĩnh vực nông nghiệp; đặc biệt tại tuyến xã không có cán bộ chuyên trách làm công tác ATTP, phần lớn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác; chưa được tập huấn kiến thức nghiệp vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra về ATTP, còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về ATTP. Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra lấy mẫu tes nhanh tại tại 87 cơ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các huyện, thành phố (trong đó 12 cơ sở sản suất rượu thủ công và 75 cơ sở kinh doanh thực phẩm tại 08 chợ trên địa bàn tỉn). Kết quả: tổ chức lấy mẫu rượu của 12 cơ sở sản xuất rượu thủ công để kiểm tra test nhanh methanol trong 18 mẫu rượu trắng, kết quả cho thấy các mẫu rượu trắng đều âm tính; lấy mẫu thực phẩm bún, bánh phở, bánh cuốn, giò, chả, mọc, thịt tại 08 chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (75 cơ sở kinh doanh thực phẩm) để kiểm tra test nhanh hàn the, focmon trong 176 mẫu thực phẩm (trong đó 69 mẫu bún, bánh phở, bánh cuốn chỉ lấy 01 mẫu chia làm 02 phần, 01để kiểm tra tes hàn the và 01 phần kiểm tra tes foocmon), kết quả cho thấy các mẫu đều âm tính. Để triển khai công tác quản lý nhà nước về ATTP đạt hiệu quả và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Kết thúc kiểm tra Đoàn kiểm tra đã tổng hợp kết quả và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị như sau: Đề nghị Bộ Công Thương: Sớm ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ, lẻ không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và hướng dẫn chuyên môn về ATTP cho cán bộ, công chức các huyện, thành phố, đặc biệt là cấp xã, thị trấn được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP thuộc phạm vi quản lý ngành Công thương nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Đề nghị UBND các huyện, thành phố: Quan tâm chỉ đạo các phòng Kinh tế thành phố/kinh tế hạ tầng,phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhất là việc quản lý cơ sở sản xuất rượu thủ công, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu. Tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo ATTP trong lĩnh vực Công thương theo phân cấp. Chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ATTP trong lĩnh vực công thương./.