Sun Win Fun: Trang Chủ

Kết quả công tác Quản lý nhà nước về công nghiệp, thương mại tỉnh Ninh Bình 6 tháng đầu năm 2018

6 tháng đầu năm 2018, sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá. Ước tính giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh 6 tháng 2018 (theo giá so sánh 2010) đạt gần 24.432,4 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt 52,2% kế hoạch năm. 

 

 

Sun Win Fun

Dây chuyền sản xuất hiện đại tại Nhà máy của công ty cổ phần dệt Lam Giang. Ảnh Minh Tuấn.

 

Một số sản phẩm đạt mức tăng trưởng khá gồm: sản xuất, lắp ráp ô tô ước đạt 17,2 nghìn xe, gấp hơn 2,5 lần; kính nổi ước đạt 142,3 nghìn tấn, tăng gấp 3,7 lần; thép cán các loại 152,7 nghìn tấn, tăng 15,5%; linh kiện điện tử 101,8 triệu chiếc tăng 15%; phân lân nung chảy ước đạt 119,5 nghìn tấn, tăng 33,7%; quần áo ác loại ước đạt 32,6 triệu sản phẩm, tăng 5,3%; Xi măng và Clanke ước đạt 6.159,3 nghìn tấn, tăng 11,2%; sợi ước đạt 2.541 tấn, tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ.... Tuy nhiên có một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước như đá khai thác ước đạt 1.475,2 nghìn m3, giảm 18,7%; camera modul ước đạt 39,1 triệu sản phẩm, giảm 13,7%; modul camera 39,1 triệu chiếc, giảm 13,7%; phân hỗn hợp NPK 48,6 nghìn tấn, giảm 19%; cần gạt nước ô tô 3.228,4 nghìn chiếc, giảm 12,8%.

 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên thị trường toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt gần 16.984 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 53% so với kế hoạch năm. So với 6 tháng đầu năm 2017, hầu hết các mặt hàng đều có tổng mức bán lẻ tăng, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) ước đạt 849,9 tỷ đồng, tăng 25,6%; tiếp đến nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 979,7 tỷ đồng, tăng 22,2%; vật phẩm văn hóa, giáo duc 119,1 tỷ đồng, tăng 18,2%; ô tô các loại 981,4 tỷ đồng, tăng 13,8%; lương thực, thực phẩm 3.834 tỷ đồng, tăng 9,4%...duy nhất nhóm nhiên liệu khác 307,2 tỷ đồng, giảm 35%.

 

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt trên 612,6 triệu USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 49% kế hoạch năm. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn là: Xi măng và clanke đạt trên 174,9 triệu USD, quần áo các loại đạt 92,6 triệu USD; giày dép khác 65 triệu USD; camera và linh kiện điện thoại đạt trên 212 triệu USD, phôi nhôm 22,1 triệu USD… Giá trị nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt trên 604,5 triệu USD tăng 60,2% so cùng kỳ năm trước, đạt 60,5% kế hoạch năm. Trong đó giá trị các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn là: Linh kiện điện tử đạt gần 233,8 triệu USD; vải may mặc 28,5 triệu USD; phụ liệu may mặc và da giày 42,9 triệu USD; máy móc thiết bị phụ tùng 46,2 triệu USD…

 

Công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực công thương tiếp tục được tăng cường, 6 tháng đầu năm 2018, Sở đã tiếp nhận và xử lý 2447 văn bản đến. Lãnh đạo Sở đã chỉ đạo đã ban hành trên 907 văn bản đi. Chất lượng công tác tham mưu từng bước được nâng lên rõ rệt cụ thể như sau:

Lĩnh vực công nghiệp: Nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp, thương mại Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 15/01/2018 về thực hiện kết luận số 08-KL/BCSĐ của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/BCSĐ ngày 13/02/2017 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô và công nghiệp linh kiện điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; xây dựng Dự thảo Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trên địa bàn tỉnh, tổng hợp ý kiến đóng góp của các đơn vị liên quan gửi Sở Tư pháp thẩm định. Tổ chức hội nghị trao bằng công nhận nghệ nhân, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Ninh Bình năm 2017. Triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Tuần lễ du lịch Ninh Bình năm 2018 trong đó tập trung giàn dựng khu trưng bày thủ công mỹ nghệ tỉnh Ninh Bình, trình diễn nghề thêu ren và tổ chức cuộc thi Bàn tay vàng thêu ren tỉnh Ninh Bình năm 2018. Triển khai thực hiện có hiệu quả 38 đề án khuyến công năm 2018 với tổng kinh phí 4.045 triệu đồng, tập trung vào các nội dung về nâng cao năng lực sản xuất, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn… Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thành công các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch giờ trái đất năm 2018 với thông điệp “Go more green- Hôm nay tôi sống xanh hơn” góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với vấn đề tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. 

 

Đối với công tác quản lý cụm công nghiệp, Sở đã thường xuyên tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế nhằm thu hút đầu tư hạ tầng và các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp. 6 tháng đầu năm 2018, Sở đã thẩm định hồ sơ thành lập CCN Xích Thổ, huyện Nho Quan, CCN Khánh Hải, huyện Yên Khánh và hồ sơ mở rộng CCN Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định (đến nay UBND tỉnh đã quyết định mở rộng CCN Đồng Hướng). Tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Công Thương ban hành Quyết định đưa ra khỏi quy hoạch CCN Gia Thắng - Gia Tiến và bổ sung CCN Gia Lập, huyện Gia Viễn, điều chỉnh tăng diện tích CCN Gia Vân trong Quy hoạch phát triển cụm lên 74,77 ha, điều chỉnh tiến độ của CCN Khánh Hải 2 đến năm 2020 đầu tư toàn bộ 50 ha.

 

Bên cạnh đó, Sở đã chủ trì, chỉ đạo Trung tâm Đầu tư phát triển cụm công nghiệp phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan bàn giao nhiệm vụ quản lý, đầu tư và phát triển 07 CCN từ UBND các huyện, thành phố về Trung tâm Đầu tư phát triển Cụm công nghiệp quản lý theo Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh; xây dựng đề cương dự toán lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của CCN Đồng Hướng, Kim Sơn. Từ đầu năm đến nay, đã thu hút 02 chủ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN Khánh Hải I, Khánh Hải II và thu hút thêm 01 dự án đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp Gia Vân với tổng vốn đăng ký là 152,6 tỷ đồng, diện tích cho thuê là 1,97ha. 

 

Lĩnh vực thương mại: Sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện Quy hoạch, tổ chức hội nghị thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Bên cạnh đó, tập trung thực hiện tốt kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán, Chương trình bình ổn giá và kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán góp phần cân đối cung - cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; tổ chức thành công Đại hội Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khóa 2, nhiệm kỳ 2018-2023. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thành công Hội chợ sản phẩm công, nông nghiệp, du lịch đồng bằng sông Hồng – Ninh Bình năm 2018 nhân kỷ niệm 1050 Nhà nước Đại Cồ Việt . Triển khai tốt các đề án xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp như tổ chức hội chợ thương mại trong và ngoài nước, tuyên truyền quảng bá hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, hỗ trợ công tác phát triển hạ tầng thương mại, bình ổn giá và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... đã giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tìm kiếm, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. 

 

Bên cạnh đó, Sở đã chỉ đạo Chi Cục Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, xử lý các hoạt động kinh doanh trái phép, chống buôn lậu và gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh đi đôi với tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh. Từ đầu năm đến nay, Chi cục đã kiểm tra 1.523 vụ, xử lý 892 vụ tập trung vào các hành vi buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, kinh doanh hàng giả, vi phạm trong lĩnh vực giá, vi phạm về VSATTP,… với tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước trên 5,2 tỷ đồng.

 

6 tháng cuối năm 2018, trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại nói riêng, nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn, ngành Công thương tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) cả năm 2017 đạt trên 50.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 đạt 1.250 triệu USD. Để thực hiện mục tiêu trên, Sở Công thương Ninh Bình sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của tỉnh, Bộ Công Thương, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách của Chính phủ trong điều hành kinh tế, nhất là những cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai thực hiện các Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại đã được phê duyệt; trong đó tập trung triển khai Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh và cấp huyện, quy hoạch phát triển nghề và làng nghề gắn với phục vụ du lịch; quy hoạch chợ, quy hoạch xăng dầu, .. tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch thực hiện chương trình công nghiệp hỗ trợ tỉnh Ninh Bình năm 2018, Kế hoạch tiếp tục thực hiện Nghị Quyết 07-NQ/BCSĐ ngày 13/02/2017 của Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Kế hoạch triển khai Nghị quyết 15-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển sản phẩm làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch năm 2018. 

 

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: quản lý điện năng, kỹ thuật an toàn và môi trường; trong đó tập trung làm tốt vai trò cơ quan tham mưu Ban chỉ đạo điều hành cung ứng điện; Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; thực hiện tốt các nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng của Điện lực Ninh Bình; đẩy mạnh các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tiết kiệm điện; phòng cháy, chữa cháy, phòng chống lụt bão; quản lý hoạt động hóa chất, VLNCN, môi trường công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,... 

 

Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan của Bộ Công Thương trong việc khai thác và cung cấp thông tin, dự báo tình hình thị trường tới các doanh nghiệp, mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại giúp các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin, diễn biến thị trường, giá cả để đa dạng hóa thị trường cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, Sở sẽ đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình và thủ tục, giảm mạnh thời gian và chi phí trong thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp và người dân.

                                                                                              Nguyễn Thị Bích Ngọc - Kế hoạch Tài chính Tổng hợp