Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Duy Phương
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Bùi Quang Hưng, Phó Giám đốc Sun Win Fun nhấn mạnh: Hiện nay, Việt Nam đã tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 15 FTA đã có hiệu lực đang thực hiện và 2 FTA đang trong quá trình đàm phán. Tham gia FTA là cơ hội để nước ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh cơ hội về thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng xuất khẩu nhờ vào các FTA, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đang đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, các nước nhập khẩu sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ... nhằm vào hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chính vì vậy, cùng với việc tận dụng có hiệu quả cơ hội từ các FTA mang lại, các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp Ninh Bình cần trang bị những kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại để có thể chủ động xử lý trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp trở thành đối tượng bị nước ngoài điều tra. Đồng thời sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại một cách phù hợp với quy định pháp luật để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng nhập khẩu.
Hội nghị đã được nghe các chuyên gia từ Vụ Đa biên, Cục Phòng vệ Thương mại và Vụ thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương giới thiệu tổng quan về các hiệp định thương mại tự do và tác động đối với kinh tế Việt Nam, định hướng hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tận dụng có hiệu quả các FTA trong thời gian tới; Thực tiễn và tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại trong thời gian qua và một số lưu ý đối với các Cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại; Thông tin một số vấn đề về thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và thực trạng áp dụng biện pháp phòng vệ TM ở các thị trường này (đây là 2 thị trường trọng điểm của các doanh nghiệp Ninh Bình). Cũng tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ Công Thương đã trả lời một số câu hỏi của các doanh nghiệp liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng dệt may, dày dép; vẫn đề đàm phám mở của thị trường Trung Quốc; tình hình xử lý kiện chống bán phá giá sản phẩm xi măng – clinke của Philipine… Qua đó nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước thuộc các sở, ban, ngành, hiệp hội, UBND các huyện, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động hơn trong việc ứng phó, xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, đồng thời tận dụng có hiệu quả hơn lợi thế mà các FTA mang lại, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tin tức: Đỗ Tân - phòng XNK