Sun Win Fun: Trang Chủ

CUỘC THI TÌM KIẾM GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ “DỮ LIỆU SỐ VỚI CUỘC SỐNG – DIGITAL DATA FOR LIFE” NĂM 2023

Triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2023; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/2/2023 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo. Cục C06 phối hợp với kênh Khoa học – Giáo dục của Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) triển khai tổ chức Cuộc thi “Dữ liệu số với cuộc sống – Digital Data For Life 2023”.

1. Mục đích cuộc thi:
    Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan đến các Bộ, Ban ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc nhằm nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận của các cơ quan, ban, ngành, địa phương và nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện với mục tiêu tổng quát là ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia lan tỏa mạnh mẽ sự cần thiết và kết quả, hiệu quả của công tác triển khai Đề án.
    Cổ vũ các ý tưởng sáng tạo khai thác dữ liệu một cách hiệu quả để hình thành các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thiết thực phục vụ 3 trụ cột: Chính phủ số; Xã hội số; Kinh tế số.
    Tìm ra các ý tưởng sản phẩm để để xây dựng, phát triển thành các sản phẩm hoàn thiện, hình thành các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo với chủ đề “Sáng tạo dữ liệu phục vụ chuyển đổi số quốc gia”.
    Hình thành hệ sinh thái thúc đẩy chia sẻ dữ liệu, chia sẻ ý tưởng và giải pháp khai thác dữ liệu thúc đẩy tiến trình Chuyển đổi số quốc gia.
    2. Đối tượng dự thi: 
    Công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước hoặc nước ngoài; người nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
    3. Cách thức tham gia:
    Ban Tổ chức cung cấp các kho dữ liệu mở (từ các nguồn hợp pháp, công khai), cùng với các định hướng sản phẩm (tuy nhiên không giới hạn ý tưởng sáng tạo);
    Các đội thi đăng ký tham gia hạng mục phù hợp, ví dụ: Chính phủ số, Xã hội số, Kinh tế số (có thể phục vụ nhiều hơn một trụ cột), kèm tên ý tưởng sản phẩm;
    Ban tổ chức sẽ cung cấp một danh sách các chuyên gia (mentors) để hỗ trợ các đội thi lên ý tưởng và triển khai sản phẩm;
    Các đội thi sẽ trải qua 3 vòng thi: sơ loại (chọn ra TOP30), chung khảo (bình chọn TOP10), chung kết (TOP5).
    a) Một số gợi ý sản phẩm(các nhóm có thể đề xuất các bài toán khác phù hợp với chủ đề cuộc thi):
    -Phát hiện hành vi lừa đảo, gian lận nhân thân;
    - Đánh giá khả tín khách hàng vay phục vụ cho vay an sinh xã hội;
    - Đánh giá thực trạng thị trường lao động và dự báo nhu cầu việc làm tại một khu vực;
    - Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong một lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế; 
    -Đánh giá tính an ninh, trật tự và an sinh xã hội của một khu vực;
    - Xây dựng bản đồ tiêm chủng, phục vụ phòng chống dịch bệnh;
    - Giải pháp thúc đẩy sự hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp;
    - Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý dịch vụ công cho cơ quan nhà nước và cán bộ thực thi nhiệm vụ;
    - Phát hiện, phân loại, theo vết và ước lượng mật độ các phương tiện giao thông.
    - Phát hiện sự cố giao thông bất thường;
    - Dự đoán hành trình và hành vi lái xe;
    - Giải pháp phần cứng kỹ thuật: thiết bị, máy móc.
    b) Dữ liệu cung cấp
    Ban tổ chức cung cấp và gợi ý một số bộ dữ liệu để các nhóm có thể sử dụng. Bên cạnh đó, các nhóm có thể sử dụng các bộ dữ liệu riêng hoặc các bộ dữ liệu công khai khác trên mạng.
    * Nhóm dữ liệu do Ban Tổ chức cung cấp: 
    - Dữ liệu dân cư giả lập: 10.000 dữ liệu (với 17 trường) của các đối tượng giả định (không gắn với một cá nhân cụ thể trong thực tế);
    - Dữ liệu về tai nạn giao thông và camera giao thông (dữ liệu của Cục Cảnh sát giao thông, đang được sử dụng trong Cuộc thi Sáng kiến An toàn Giao thông);
    * Nhóm dữ liệu từ các tổ chức và doanh nghiệp: 
    - Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục (giáo viên, học sinh, sinh viên…);
    - Dữ liệu giám sát hành trình của xe bus ở Hà Nội;
    - Dữ liệu giao dịch thương mại điện tử trong 48h của một sàn thương mại điện tử (xóa định danh);
    - Dữ liệu ảnh vệ tinh khu vực Hà Nội;
    - Bản đồ biển báo giao thông;
    * Nhóm dữ liệu mở từ các nguồn hợp pháp và miễn phí trên mạng:
    - Dữ liệu giao thông Q-Traffic;
    - Dữ liệu giao thông bất thường DoTA;
    - Dữ liệu phát hiện và đếm phương tiện giao thông từ trên cao;
    - Dữ liệu hành trình và hành vi lái xe METEOR;
    - Dữ liệu lái xe buồn ngủ;
    c) Vòng hồ sơ
    Các cá nhân/tập thể dự thi gửi hồ sơ dự thi, gồm có:
    - Đơn đăng ký dự thi;
    - Bản mô tả ý tưởng/sản phẩm thể hiện lý do ra đời, cách thức vận hành, điểm nổi bật trong ý tưởng hoặc giải pháp công nghệ, kết quả đạt được khi ứng dụng ý tưởng/sản phẩm vào thực tế.
    -Video/ảnh chụp thuyết minh giới thiệu về ý tưởng/sản phẩm (nếu có). 
    - Bản cam kết quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm chưa từng đạt giải tại các cuộc thi khác.
    * Hình thức nộp bài dự thi: 
    + Trực tuyến: từ ngày 07/8/2023 đến trước ngày 15/9/2023 tại địa chỉ: //shorturl.at/cloyR 
    + Từ ngày 15/9/2023 đến 29/9/2023: Hội đồng chuyên môn duyệt hồ sơ để chọn 30 hồ sơ vào Vòng sơ khảo.
    + 29/9/2023: Kết thúc Vòng hồ sơ, căn cứ trên hồ sơ nộp, Ban Giám khảo sẽ tiến hành chấm và chọn ra 30 ý tưởng/sản phẩm nổi bật nhất để vào Vòng sơ khảo.
    * Vòng sơ khảo (dự kiến kết thúc 08/10/2023)
    - Bình chọn trực tuyến đến 29/9/2023: 30 ý tưởng/sản phẩm vào Vòng Chung Khảo sẽ được đăng tải lên Landing Page cuộc thi trên Báo điện tử VNExpress. Độc giả sẽ bình chọn điểm số sau bình chọn sẽ được cộng điểm thưởng vào bảng điểm tổng. 
    - Từ 29/9 đến 08/10/2023: Ban giám khảo tổ chức chấm sơ khảo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: để lựa chọn 10 ý tưởng/sản phẩm xuất sắc nhất để vào Vòng Chung kết:
    + Các đội thi đến địa điểm sơ khảo để trình bày ý tưởng sản phẩm (không bắt buộc có sản phẩm trước); 
    + Lưu ý: các đội thi không ở Hà Nội và Tp. HCM có thể tham dự qua trình bày và phỏng vấn trực tuyến.
    - 08/10/2023: Kết thúc Vòng sơ khảo:
    + Ban Tổ chức công bố danh sách 10 đội thi;
    + Mỗi đội thi sẽ được Ban Tổ chức cử một chuyên gia công nghệ uy tín làm tư vấn để phát triển sản phẩm.
    * Vòng Chung kết và Trao giải (dự kiến trong 2 ngày liên tục trong khoảng thời gian từ 23/11/2023 đến 24/11/2023)
    - 10 đội thi tập trung tại địa điểm do Ban Tổ chức chỉ định và có thời gian 24 tiếng liên tục để hoàn thiện sản phẩm dự thi, cũng như chuẩn bị demo và bài trình bày sản phẩm;
    - Kết thúc 24h, các đội thi trình bày sản phẩm (có kết hợp demo) trước Ban giám khảo;
    - Thời gian trình bày trước Ban giám khảo từ 6- 8 phút;
    - Ban giám khảo tiến hành chấm và xếp giải nhất, nhì, ba và 02 giải khuyến khích.
    - Kết quả được công bố tại Lễ trao giải và khen thưởng các cá nhân/tập thể dự thi đạt giải.
    * Giải thưởng cuộc thi
    - Tổng giá trị giải thưởng (dự kiến): 370.000.000đ (Ba trăm bảy mươi triệu đồng), gồm:
    + 01 Giải Nhất: 200.000.000đ (Hai trăm triệu đồng);
    + 01 Giải Nhì: 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng);
    + 01 Giải Ba: 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng);
    + 02 Giải khuyến khích: 10.000.000đ/ giải x 2 = 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng).
    - Giấy khen:
    + Giấy chứng nhận đạt giải của Ban tổ chức chương trình.
    + Giấy khen của Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội. 
    - Hình thức khác: Các sản phẩm đoạt giải Nhất, Nhì, Ba sẽ được hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo - Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Bách khoa Hà Nội.


Quốc Bình - VP Sở