Cuộc thi nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát huy những ý tưởng sáng tạo để tạo ra những mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, có mẫu mã, kiểu dáng, chức năng, công dụng phù hợp với thị hiếu khách hàng, thể hiện những nét đặc trưng của tỉnh Ninh Bình để lựa chọn, hỗ trợ, nhân rộng sản xuất hàng lưu niệm phục vụ khách tham quan, du lịch trong và ngoài tỉnh đến Ninh Bình, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Ninh Bình trên thị trường, tạo sự gắn kết giữa phát triển tiểu thủ công nghiệp với phát triển du lịch của tỉnh.
Để triển khai cuộc thi, Sun Win Fun đã thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Bộ phận giúp việc Ban tổ chức; xây dựng và ban hành thể lệ Cuộc thi, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan, các hiệp hội ngành nghề, làng nghề, các doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh để vận động các tổ chức, cá nhân có khả năng sáng tác mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia cuộc thi.
Sau quá trình triển khai phổ biến, hướng dẫn, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 76 hồ sơ và sản phẩm đăng ký dự thi của các tổ chức, cá nhân; trong đó gồm: 05 sản phẩm cói, bèo; 08 sản phẩm đá mỹ nghệ; 20 sản phẩm gốm sứ, gốm sành; 05 sản phẩm gỗ mỹ nghệ; 21 sản phẩm thêu ren; 12 sản phẩm mỹ nghệ từ lá bồ đề; 05 sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vải ghép. Các tác phẩm tham gia dự thi hầu hết đã đáp ứng được các tiêu chí mà thể lệ cuộc thi đặt ra, có nhiều sản phẩm là mẫu sáng tác mới hoặc được cải tiến so với mẫu sản phẩm cũ, đã được nghiên cứu, sáng tạo phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và mang tính thẩm mỹ cao. Các sản phẩm đa phần đến từ các làng nghề đặc trưng trong tỉnh như Làng nghề thêu Văn Lâm, Làng nghề đá Ninh Vân, Làng gốm Bồ Bát, Làng gốm Gia Thủy… Nguồn nguyên liệu sử dụng sản xuất sản phẩm chủ yếu sẵn có ngay tại địa phương. Một số mẫu sản phẩm đã có thiết kế gắn với các địa danh, các điểm du lịch, các danh nhân văn hoá lịch sử của tỉnh Ninh Bình.
Dựa theo các yêu cầu: mẫu sản phẩm phải mang đậm tính đặc trưng về văn hóa, lịch sử, con người Ninh Bình, các danh thắng, địa danh độc đáo đã có trong tỉnh; mẫu sản phẩm mới hoặc được cải tiến thể hiện sự khác biệt với các địa phương khác; có kiểu dáng, chất liệu, nguyên liệu, màu sắc đẹp, hài hòa, ấn tượng; có kích thước, trọng lượng gọn, nhẹ, dễ cầm, dễ mang, giá cả phù hợp với hàng lưu niệm, thuận tiện để sản xuất đại trà; nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm có nhiều ở địa phương, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng, ...
Ngày 24/9/2021, Ban giám khảo Cuộc thi đã tổ chức hành chấm điểm và lựa chọn ra 31 mẫu sản phẩm đoạt giải, trong đó: 01 mẫu sản phẩm đạt giải đặc biệt (Bảo bình vẽ cảnh Ninh Bình); 05 mẫu sản phẩm đoạt giải A (01 mẫu gốm sứ, 02 mẫu thêu ren, 01 mẫu cói, 01 mẫu tranh lá bồ đề); 05 mẫu sản phẩm đoạt giải B (01 mẫu gỗ, 01 tranh lá bồ đề, 01 mẫu gốm sành, 01 mẫu thêu ren, 01 mẫu tranh đá); 05 mẫu sản phẩm đoạt giải C (01 mẫu gốm sứ, 02 mẫu gốm sành, 01 mẫu thêu ren, 01 mẫu lá bồ đề) và 15 mẫu sản phẩm đoạt giải khuyến khích. Đáng chú ý là mẫu sản phẩm gốm sứ “Bảo bình vẽ cảnh Ninh Bình” của tác giả Phạm Thị Thanh Huyền, Công ty TNHH bảo tồn và phát triển gốm Bồ Bát đã được Ban giám khảo đánh giá rất cao và lựa chọn là mẫu sản phẩm đoạt giải đặc biệt do đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: sản phẩm nhỏ gọn, được sản xuất thủ công thân thiện với môi trường, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và mang tính thẩm mỹ cao (màu men đẹp, sắc nét, trang trí quanh bình là danh thắng đặc trưng của Ninh Bình: Đền Đinh Lê, Thủy Đình Tràng An).
Ảnh: Ban Giám khảo chấm điểm sản phẩm mẫu TCMN tham gia Cuộc thi
Trong thời gian tới, Ban Giám khảo Cuộc thi sẽ báo cáo kết quả và đề nghị Ban tổ chức Cuộc thi xem xét đề nghị Giám đốc Sun Win Fun ra quyết định công nhận kết quả và trao giải cho các tác giả có mẫu sản phẩm đạt giải.
Tin và ảnh: Lê Văn Hoan – Phòng Công nghiệp