Sun Win Fun: Trang Chủ

Chuyển đổi số, sự cần thiết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

Ngày 12/7/2021 UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 106/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Thông báo số 35/TB-UBND ngày 7/7/2021 của UBND tỉnh về việc thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp.

Để giúp người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và người dân, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành Công Thương quản lý nói riêng có một cái nhìn rõ hơn về khái niệm “chuyển đổi số”, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số làquá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Hay nói cách khácchuyển đổi số thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
“Chuyển đổi số” (Digital Transformation) có thể dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa” (Digitizing). Để phân biệt hai khái niệm này, có thể hiểu rằng “Số hóa” là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số...); trong khi đó, “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Có thể xem “Số hóa” như một phần của quá trình “Chuyển đổi số”
Sự khác nhau giữa Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số: 
Ứng dụng công nghệ thông tin là tối ưu hóa quy trình đã có, theo mô hình hoạt động đã có, để cung cấp dịch vụ đã có. Trong khi đó Chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới.
2. Tại sao phải Chuyển đổi số ?
Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.
Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC... đều chỉ ra rằng chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh…
Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên... những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Ví dụ: Đặt hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến có thể đặt hàng không giới hạn về vị trí địa lý; Giảm thiểu được chi phí và thời gian đi lại...
Ước tính 40% các doanh nghiệp tồn tại ngày hôm nay sẽ đóng cửa trong 10 năm tới. Chính là do chậm hoặc thất bại trong việc chuyển đổi số. Ai sẽ làm cuộc tiến hóa thành công từ môi trường thực sang môi trường số, người ấy sẽ tồn tại.
 Chuyển đổi số là việc của ai ?
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, là cuộc cách mạng của toàn dân.
4. Nên Chuyển đổi số khi nào?
Chuyển đổi số là quá trình khách quan, muốn hay không thì chuyển đổi số vẫn xảy ra và đang diễn ra. Cuộc sống không ngừng vận động, biến đổi. Mỗi người cũng cần không ngừng thay đổi, thích nghi, nếu không sẽ bị bỏ lại ở phía sau. Do đó, có thể chuyển đổi số ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức,sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
5. Chuyển đổi số như thế nào?
Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, và do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp với mình. Chuyển đổi số gồm 3 trụ cột chính như sau:

a. Chính quyền số
Là Chính quyền có toàn bộ hoạt động trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn.
b. Xã hội số
Chuyển đổi số trong xã hội nhằm hình thành xã hội số. Xã hội số, xét theo nghĩa rộng, là bao trùm lên mọi hoạt động của con người. Động lực chính của xã hội số là công nghệ số, dựa trên sự tăng trưởng thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, làm thay đổi mọi khía cạnh của tổ chức xã hội, từ chính phủ, kinh tế cho tới người dân. Xã hội số, xét theo nghĩa hẹp, gồm công dân số và văn hóa số
Công dân số và văn hóa số: là công dân có khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm trong môi trường số, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số.
c. Kinh tế số
Kinh tế số là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp 4.0, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh, tạo ra sản phẩm “Make in VietNam”.
Kinh tế số gồm ngành công nghiệp công nghệ số, ngành công nghiệp viễn thông, ngành bán hàng hóa dựa trên các nền tảng công nghệ số mà ta vẫn gọi là thương mại điện tử, ngành bán dịch vụ dựa trên các nền tảng số mà ta vẫn gọi là kinh doanh số như dịch vụ đặt phương tiện giao thông, dịch vụ đặt nhà hàng, khách sạn.
Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và doanh nghiệp, giúp họ thay đổi cơ bản với mô hình kinh doanh truyền thống. Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh kế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.


Trịnh Đình Hoàn - VP Sở
 

Các bài viết đã đăng

Ban hành Kế hoạch hành động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Sun Win Fun: Trang Chủ năm 2024

Đoàn kiểm tra liên ngành số 2 về an toàn thực phẩm của tỉnh làm việc với các Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Ninh Bình và huyện Yên Mô trong “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2024

Kết quả thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về PCTN và việc thực thi công vụ đối với Phòng Công nghiệp

Giới thiệu Quy định số 131-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán”

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Ninh Bình tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2024-2029

Đại hội Chi đoàn Sun Win Fun: Trang Chủ nhiệm kỳ 2024-2027

Công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu tại Công ty cổ phần - Tập đoàn AIQ

Kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành kỳ 2019 - 2023

Kế hoạch Cải cách hành chính của Sun Win Fun năm 2024

Công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và việc thực thi công vụ đối với phòng Công nghiệp