Sun Win Fun: Trang Chủ

Cảnh giác với những biến tướng trong hoạt động bán hàng đa cấp

Về bản chất bán hàng đa cấp là hình thức kinh doanh hiện đại, hiệu quả và rất tiện lợi bởi nó giúp người mua hàng có thể trực tiếp mua hàng mà không thông qua các cửa hàng bán lẻ, điều này giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và cho cả người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay bán hàng đa cấp lại bị nhiều công ty biến tướng thành một hình thức khác không còn đúng với bản chất của nó.


 

Sun Win Fun


Biểu hiện của bán hàng đa cấp bất chính
Bán hàng đa cấp bất chính cũng tổ chức mạng lưới tương tự như bán hàng đa cấp thông thường, nhưng bị biến tướng không nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm, hoặc núp bóng sản phẩm để nhằm mục đích huy động tài chính, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người tham gia. Hiện nay, bán hàng đa cấp bất chính có một số biểu hiện như sau:

Lừa đảo chiếm dụng vốn: những tổ chức này có thể hoạt động dưới những hình thức khác nhau không nhất thiết là doanh nghiệp, đôi khi còn núp bóng của tổ chức xã hội, thậm chí là tổ chức từ thiện hỗ trợ người nghèo v.v… lôi kéo người tham gia để huy động vốn dưới dạng tham gia câu lạc bộ sức khỏe, du lịch, từ thiện, tham gia gói đầu tư tài chính.

Bán hàng đa cấp biến tướng: những doanh nghiệp thành lập hợp pháp có đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan có thẩm quyền, tổ chức mạng lưới bán hàng đa cấp và lợi dụng hình thức kinh doanh đa cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người tham gia, điển hình là Liên Kết Việt gần đây đã bị báo chí lên án.

Biến tướng từ các nhà phân phối: Doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị biến tướng ở những tầng lớp phía dưới. Cụ thể ở đây nhà phân phối (người tham gia) vì mong muốn phát triển nhanh mạng lưới cấp dưới và tăng doanh số bán hàng đã quảng cáo quá mức giá trị của hàng hóa, tuyên truyền khuyếch trương quá mức về lợi ích khi tham gia mạng lưới của mình, cố tình vi phạm pháp luật và quy tắc hoạt động, quy chế trả thưởng để tạo ra sự hiểu nhầm là một hình thức đầu tư tài chính, tạo ra sự ảo tưởng coi đó là một nghề nghiệp nhanh chóng phát tài. Bằng chứng thuyết phục người tham gia là những hội nghị trao thưởng tổ chức quy mô lớn, với những khoản thưởng lớn “vinh danh” sự thành đạt của những người tham gia trước đó để làm mồi nhử.

Bản chất của bán hàng đa cấp bất chính
Nếu như hoạt động bán hàng đa cấp chân chính là phương thức kinh doanh nhằm tiêu thụ sản phẩm dựa trên việc truyền miệng và các mối quan hệ thân quen giữa nhà phân phối và người tiêu dùng, ở đó mục tiêu của bán hàng đa cấp thuần túy là bán sản phẩm với chất lượng, giá cả cạnh tranh và thuyết phục người tiêu dùng bằng chính chất lượng và giá cả sản phẩm của họ đưa ra thị trường. Ngược lại bán hàng đa cấp bất chính không coi sản phẩm là chính yếu mà tập chung vào việc chiêu dụ, tuyển dụng người tham gia, phát triển mạng lưới và ép người tham gia mua sản phẩm mặc dù biết rằng sản phẩm không tiêu thụ được, hoặc sản phẩm của họ không thể bán được ra ngoài hệ thống. Hoạt động bán hàng đa cấp bất chính mang một số yếu tố thể hiện bản chất của nó như sau:
Xét về bản chất: bán hàng đa cấp bất chính là một mô hình gây quỹ trong một nhóm người được tổ chức dưới dạng chuỗi với nhiều cấp, qua đó những người ở cấp dưới với số lượng đông hơn sẽ góp tài chính cho thành viên cấp trên. Những người ở cấp dưới cùng, những người mới gia nhập sẽ phải gánh chịu toàn bộ số tiền mà số ít những người cấp trên được hưởng. 

Để thu lại khoản tiền đã mất và thu được lợi nhuận từ mô hình họ buộc phải tìm đủ mọi cách để lôi kéo được thêm những người mới trở thành thành viên của mình, từ đó mạng lưới phát triển nhanh chóng cho đến khi bản chất chiếm dụng vốn bộc lộ và kẻ cầm đầu bỏ trốn.

Xem xét từ góc độ hàng hóa: Hàng hóa trong bán hàng đa cấp bất chính không thể tiêu thụ bình thường bằng các hình thức bán lẻ truyền thống khác mà chỉ mang tính chất tượng trưng, mang rất ít giá trị thực, giá bán cao gấp nhiều lần giá trị sử dụng và ít có hàng hóa tương tự trên thị trường để dễ bề lừa gạt. Giá trị hàng hóa chỉ là hình thức, thực chất đó là một dạng “Huy động vốn” núp bóng bán hàng. 

Với những hàng hóa như vậy, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thực hiện chiến lược dồn ép hàng cho người tham gia, yêu cầu người tham gia phải mua một lượng hàng hóa nhất định để được tham gia vào mạng lưới, và để đạt được vị trí cao hơn, mức độ điểm thưởng nhiều hơn phải mua số lượng hàng hóa nhiều hơn mặc dù bản thân họ cũng không thể tiêu thụ được số hàng hóa đó. Cũng vì lý do sản phẩm có giá bán cao hơn nhiều lần giá trị thực tế của sản phẩm nên sản phẩm hầu như chỉ bán trong hệ thống của mình. 

Phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp: là mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính, các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều những thủ đoạn nhằm dụ dỗ, lôi kéo người tham gia, từ những cách thức thủ đoạn đơn giản như lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, khai thác tâm lý cần việc làm, cần thu nhập ổn định … đến huấn luyện đội ngũ thuyết trình, lợi dụng lôi kéo những người có uy tín trong xã hội, dựa vào uy tín cá nhân của người tham gia để lôi kéo họ hàng, bạn bè và người thân tham gia, và tinh vi hơn là việc sử dụng phương tiện mạng xã hội, tài khoản ảo … Lòng tham và sự ảo tưởng của một bộ phận người tiêu dùng được các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính khai thác triệt để.

Nguyên nhân của sự biến tướng từ bán hàng đa cấp sang bán hàng đa cấp bất chính
Từ mô hình kinh doanh đa cấp bao gồm nhiều tầng lớp, hoạt động theo từng nhóm rất phức tạp, nên rất dễ phát sinh những biến tướng gây mất ổn định môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, điều này lý giải hiện tượng biến tướng từ mô hình kinh doanh bán hàng đa cấp chân chính sang bán hàng đa cấp bất chính. Ở đó, lợi nhuận và nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn, chính là yếu tố thúc đẩy nhanh hơn quá trình biến tướng của hoạt động bán hàng đa cấp, do lợi nhuận mà hoạt động bán hàng đa cấp bất chính thu được cao hơn rất nhiều so với hoạt động bán hàng đa cấp chân chính.

Sự biến tướng trong hoạt động bán hàng đa cấp còn bởi đặc trưng của phương thức bán hàng này, đó là dựa vào truyền miệng là chủ yếu, thông qua các mối quan hệ cá nhân rất phức tạp, khó kiểm soát được vi phạm trong việc tuyền truyền.

Không có địa điểm kinh doanh cụ thể, cơ chế trách nhiệm không rõ ràng rất dễ phát sinh vi phạm và đặc biệt là cơ quan quản lý rất khó kiểm soát được hoạt động, càng làm gia tăng sự phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp bất chính.

Những khuyến cáo 
Đối với những người có dự định tham gia mạng lưới BHĐC: để giúp người dân tránh bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, lợi dụng mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để huy động tài chính, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo một số nội dung sau:
Cần tìm hiểu thật kỹ doanh nghiệp mà mình dự định định ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp như tình trạng đăng ký, uy tín của doanh nghiệp, cách thức hoạt động, chính sách trả thưởng và các sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp. Thông tin về các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh (www.vca.sunwinfun.net).

Người muốn tham bán hàng đa cấp là cần nắm rõ quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp để biết và bảo vệ quyền lợi chính đáng mà mình được hưởng. Nếu tham gia hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đã cấp Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp thì phải ký hợp đồng đúng với mẫu hợp đồng Công ty đã đăng ký với Cục Quản lý cạnh tranh.

Cần phải rất cảnh giác trước các thông tin được đưa ra liên quan đến hàng hóa như công dụng của sản phẩm, về lợi ích khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp và cần lưu ý các khoản hoa hồng, tiền thưởng chi trả cho nhà phân phối phải xuất phát từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp và bản thân các nhà phân phối. Mọi lời chào mời tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp có hoa hồng cao, lãi suất lớn hoặc hình thức đầu tư tài chính mà không dựa vào việc bán hàng hóa đều là dấu hiệu của hành vi lợi dụng mô hình đa cấp để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.

Mọi hình thức thu tiền của người vào sau để trả hoa hồng cho người vào trước mà không qua giao dịch mua bán hàng hóa đều bị pháp luật nghiêm cấm. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, mức trần chi trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích khác cho nhà phân phối là 40% doanh thu từ hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp. Vì vậy, mọi cam kết chi trả lớn hơn 40% đều vi phạm quy định của pháp luật.

Lưu ý mua sản phẩm cần phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà phân phối cũng như người tiêu dùng. Nhà phân phối có quyền yêu cầu doanh nghiệp mua lại lượng sản phẩm chưa sử dụng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ mua lại các sản phẩm này với mức giá không thấp hơn 90% giá đã bán cho nhà phân phối, đồng thời, có thể khấu trừ thêm các khoản hoa hồng, tiền thưởng đã trả cho nhà phân phối phát sinh từ lượng sản phẩm được yêu cầu mua lại đó. Ngoài thời hạn này, doanh nghiệp không có nghĩa vụ mua lại sản phẩm đã bán cho nhà phân phối. Vì vậy, nhà phân phối cần tránh mua lượng hàng hóa quá lớn, không phù hợp với khả năng tiêu dùng hoặc bán lại của mình.

Bảo vệ quyền lợi người đã tham gia BHĐC khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận: 
Nhanh chóng liên hệ với doanh nghiệp theo địa chỉ ghi tại hợp đồng ký kết với doanh nghiệp để yêu cầu giải quyết quyền lợi theo quy định bao gồm: Yêu cầu doanh nghiệp mua lại hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa bán theo chương trình khuyến mại; yêu cầu doanh nghiệp thanh toán toàn bộ các khoản hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác phát sinh trong quá trình tham gia hoạt động bán hàng đa cấp mà doanh nghiệp chưa chi trả; yêu cầu doanh nghiệp giao hàng hóa cho mình nếu đã thanh toán tiền nhưng chưa nhận hàng.

Liên hệ với cơ quan có thẩm quyền, nếu chưa được doanh nghiệp giải quyết thỏa đáng: nếu cho rằng doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo hoặc vi phạm pháp luật hình sự, người tham gia bán hàng đa cấp cần trình báo với cơ quan Công an để được bảo vệ, hoặc nộp đơn lên Tòa án có thẩm quyền yêu cầu bồi thường trên cơ sở hợp đồng đã ký kết.

Bán hàng đa cấp bất chính nếu không được kiềm chế sẽ phát triển nhanh chóng, ăn sâu vào đời sống xã hội từ thành thị đến nông thôn, sâm hại đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh chân chính và làm phương hại đến trật tự kinh tế xã hội các địa phương. Do đó, quan trọng hơn cả là người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức, cảnh giác với bán hàng đa cấp bất chính để bảo vệ chính mình và góp phần đấu tranh cho sự phát triển lành mạnh thị trường.

                                                                                                                                         Nguyễn Thành Công-QLTM