Ảnh minh họa.
Theo đó, sửa đổi một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử như sau:
1. Bãi bỏ Điều 8 Thông tư số 47/2014/TT-BCT.
2. Điều 13 Thông tư số 47/2014/TT-BCT được sửa đổi như sau:
“Đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sau:
- Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Dịch vụ khuyến mại trực tuyến.
- Dịch vụ đấu giá trực tuyến.”
3. Bãi bỏ Điều 21 Thông tư số 47/2014/TT-BCT.
4. Thay thế cụm từ “Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin” bằng cụm từ “Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số” tại khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 2 Điều 17; khoản 2 Điều 18; khoản 2 Điều 23; khoản 1 Điều 24; khoản 2 Điều 25; khoản 2 Điều 26; khoản 1 và 3 Điều 32và các Mẫu biểu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TT-BCT .
Sửa đổi một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động như sau:
1. Điều 10 Thông tư số 59/2015/TT-BCT được sửa đổi như sau:
“Đối tượng thông báo là chủ sở hữu ứng dụng bán hàng, bao gồm: thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân”.
2. Điều 13 Thông tư số 59/2015/TT-BCT được sửa đổi như sau:
“Đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này”.
3. Thay thế cụm từ “Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin” bằng cụm từ “Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số” tại phần căn cứ ban hành; khoản 2 và 3 Điều 17; khoản 1 và 3 Điều 23và các Mẫu biểu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 59/2015/TT-BCT.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 10 năm 2018.
Xem chi tiết tại đây.
Hoàng Quỳnh - phòng QLXNK